K50 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÓA ĐẠI HỌC TÂY BẮC WE ARE ONE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


K50 ĐHSP HÓA CHÚNG TA LÀ ANH EM MỘT NHÀ
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 một số câu chuyện vui về hóa học vui vui khương nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 401
Join date : 03/10/2010
Age : 35
Đến từ : LỚP K50 ĐHSP HÓA

một số câu chuyện vui về hóa học vui vui khương nam Empty
Bài gửiTiêu đề: một số câu chuyện vui về hóa học vui vui khương nam   một số câu chuyện vui về hóa học vui vui khương nam EmptyThu Oct 28, 2010 6:33 pm

CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT
Chàng Butan

Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hidrocacbon xinh đẹp thuộc vương quốc Hữu Cơ giàu có. Trong một gia đình nọ thuộc dòng họ Parafin quyền quý sinh được 4 người con trai, lần lượt đặt tên là Metan, Etan, Propan, Butan.

Gia đình họ đang sống rất hạnh phúc thì chẳng may bất hạnh trút xuống đầu họ: ông bố Cacbon mắc bệnh viêm phổi nặng nên qua đời. Bà mẹ Hidro vì quá đau khổ nên cũng qua đời sau đó vài tháng. Cha mẹ mất đi để lại cho 4 anh em nhà họ một gia tài kết xù: 3 căn biệt thự Buret, 2 khu resort Ly tâm, 4 chiếc xe Sinh hàn đời mới, và một khối lượng vàng khổng lồ được trữ trong ngân hàng Chuẩn độ (CD bank).

Ba người con đầu ỷ có tiền có của, quen thói tiêu xài phung phí, ăn chơi trác táng cùng với mấy đứa con gái nhà Halogen. Ngồi ăn thì núi cũng lỡ, sau những tháng ngày sa đọa, chúng trắng tay và phải sống bám vào nhà Halogen.

Còn người con út Butan, vốn là người hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ học hành, anh vừa tốt nghiệp trường Đại học Mỏ địa chất Molipđen. Hiện anh đang làm việc ở mỏ dầu Xutacom, dưới sự quản lý của ông chủ Cracking - một người keo kiệt và độc ác.

Lại nói về dòng họ Olefin, có nàng Etilen xinh đẹp, ngoan hiền . Cô hiện là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Naptalen. Một buổi chiều nọ, trên con đường Coban trải đầy lá vàng rơi, duyên số đã đưa đẩy Etilen gặp Butan và dưới bóng hoàng lan, họ đã trao nhau tiếng yêu nồng nàn. Trời đã xế chiều, hai người chia tay nhau. Trước khi ra về, Etilen hỏi Butan rằng:

“Chàng về thiếp chẳng cho về

Thiếp nắm vạt áo, thiếp đề câu thơ

Nước non luống những đợi chờ

Barisunfat bao giờ cho tan

Chàng về hỏi xóm hỏi làng

Chất nào có thể hoà tan chất này?”

Không để Etilen chờ lâu, Butan vận dụng vốn kiến thức đã học và trả lời:

“Ra về luống những bồi hồi

Ta viết đôi lời ai khỏi vẩn vơ

Nước non xin chớ đợi chờ

Barisunfat bây giờ đã tan

Ta về hỏi xóm hỏi làng

Metaphotphat hòa tan muối này

Chất nào rồi cũng phải tan

Chỉ tình yêu với thời gian vĩnh hằng”

Thế là từ đó, sau những giờ học và giờ làm, đôi bạn trẻ lúc nào cũng quấn quýt bên nhau không rời.

Nhưng sự đời éo le, mấy ai biết trước chữ “ngờ”. Thấy nàng Etilen xinh đẹp, lão Cracking rắp tâm chiếm đoạ nàng cho bằng được. Nhân cơ hội ấy, lão tìm cách vu oan giá họa cho Butan tội biển thủ công quỹ và buộc chàng vào vòng lao lý. Ấy vậy mà với tình yêu và lòng chung thuỷ của Etilen, hắn đã không chinh phục được nàng. Điên tiết, lão sai tên Oxi đến đốt nhà nàng (chuyên gia mừ). Để thoát khỏi tên Cracking hung bạo, nàng tìm cách trốn đi nơi khác và trở thành cô lái đò trên dòng sông Etanol huyền bí (chắc tửu lượng cô nàng khá lắm đây, mới ko bị say chứ nhỉ).

Những tưởng cuộc sống yên bình sẽ đến với cô, nhưng dường như bất hạnh cứ bám theo cô mãi. Tên chủ mỏ đồng gần đấy vốn háo sắc, mê mẩn với nhan sắc của Etilen, hắn sai tên nô tì Suoh (CuO) bắt ép nàng về. Thân cô thế cô, nàng đành phải theo hắn về làm thiếp. Để tránh tai mắt của chính quyền, hắn khai tên giả và đăng ký KT3 cho nàng với tên Axetanđehit kiều diễm . Từ đấy cuộc đời nàng chuyển sang trang mới (dường như u ám hơn).

Lại nói về Butan tội nghiệp. Sau khi bóc 2 cuốn lịch (2 năm tù giam), chàng trở về nhưng chẳng thấy người yêu đâu cả . Sau khi ghé thăm 3 người anh, chàng khăn gói ra đi để quên quá khứ đau buồn. Chàng đi tới thành phố công nghiệp Ankađien. Do có tiền án nên chẳng nơi nào dám nhận chàng vào làm. May thay ông Buna tốt bụng đã rủ chàng về đồn điền cao su của ông. Thấy chàng hiền lành lại chăn chỉ, ông muốn gả con gái Lưu huỳnh cho chàng nhưng chàng một mực từ chối vì trong lòng vẫn còn hình bóng Etilen . Chàng quyết định bỏ đi.

Thế nhưng, trong lúc ấy, nàng Etilen đã không còn như xưa. Nàng đã trở thành một mụ Axetandehit hoàn toàn trái ngược với bản chất ngây thơ ban đầu. Nàng ta qua lại lén lút với Mangan - bạn của chủ mỏ đồng. Hai người rắp tâm chiếm đoạt tài sản của lão chủ mỏ đồng. Dân cư trong làng biết chuyện liền đặt cho nàng biệt danh Axetic chanh chua và độc ác.
Kết thúc một chuyện tình thật buồn! Chả người nào có kết cục hạnh phúc cả.

“Sự đời nghĩ cũng nực cười
Lắm phen oan trái, lắm hồi éo le!”Đọc xong truyện rồi, thử trả lời trong câu chuyện trên đã xảy ra bao nhiêu phản ứng hóa học?

(lưu ý: có những tình tiết “sáng tạo” ngẫu nhiên theo cảm hứng của tác giả, chứ ko liên quan đến bản chất hóa học của nó).

CÂU CHUYỆN THỨ 2
GALI VÀ HAI NHÀ BÁC HỌC

Khi xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố, bằng lý thuyết của mình, Mendeleyev đã tiên đoán sự tồn tại của một số nguyên tố và gali là nguyên tố đầu tiên mà ông tiên đoán, được tìm thấy trong thiên nhiên. Người tìm ra nguyên tố này là nhà quang phổ học người Pháp Lecoq de Boisbaudran khi phân tích quặng kẽm ở gần thung lũng Argefnee. Ông thông báo điều này trên tạp chí “Báo cáo của Viện Hàn Lâm Khoa Học Paris” vào ngày 27/8/1875. Ông đề nghị đặt tên nguyên tố mới là gali với lý do “tôn vinh nước Pháp” (vốn có tên cũ là Gaule). Song ông cũng có ý “lưu danh muôn thuở” vì Lecoq; tên ông có nghĩa là “con gà trống”, tiếng Latinh là gall. Thật là “một công đôi việc”.

Tháng 11/1875, tạp chí này đến St.Peterburg, thủ đô nước Nga. Người vui mừng không kém cha đẻ của nguyên tố mới là Mendeleyev, dù trong bài báo Lecoq di Boisbaudran không một lần nhắc đến tên ông. Chẳng có gì đáng trách! Chẳng qua vì nhà quang phổ học vốn không quan tâm đến hóa lý thuyết và vô cơ, nên chưa từng biết đến phát minh vĩ đại của nhà bác học Nga. Đêm hôm đó, Mendeleyev viết đến Viện Hàn Lâm Khoa Học Paris một bài báo bằng tiếng Pháp nhan đề “Nói về sự khám phá ra gali”, trong đó ông đính chính những số liệu nhà bác học Pháp đưa ra, theo dự đoán của ông. Ông kết luận “Phát hiện ra gali của Lecoq de Boisbandran – mà cho phép tôi được coi là một trong những người bạn của mình – là một dẫn chứng đầy thuyết phục của định luật tuần hoàn”. Một tuần sau, bức thư đến tay Lecoq di Boisbaudran. Ông vội lặp lại thí nghiệm và thấy Mendeleyev đoán đúng. Ông gởi tặng nhà bác học Nga một tấm ảnh với dòng chữ: “Xin gởi tới Ngài lòng kính trọng sấu sắc và rất vinh dự được Ngài nhận làm bạn”.

Từ đó, hai người trao đổi thư từ rất thân mật. Trong một bức thư, Lecoq tha thiết mời Mendeleyev đến dự đám cưới của con gái mình, song Mendeleyev không tới được.

Năm 1879, Mendeleyev báo cáo các bổ sung về định luật tuần hoàn có trình bày mẫu gali kim loại, quặng thạch anh chứa gali và một số hợp chất khác của gali, do Lecoq gởi tặng.

Mãi 15 năm sau, vào năm 1890, hai nhà bác học mới gặp nhau tại Paris. Trong buổi chiêu đãi của Lecoq có mặt hầu hết các nhà hóa học nổi tiếng của Pháp.
CÂU CHUYỆN THỨ 3
VÀI CHUYỆN TỨC CƯỜI TẠI LỄ KỈ NIỆM NGUYÊN TỐ FLO

Năm 1986, tại Paris, các nhà hóa họ của nhiều nước đã họp nhau lại để kỉ niệm 100 năm ngày Henri Moissan (1852 – 1907), nhà hóa học Pháp khám phá ra khí flo tự do. Tại buổi lễ đã có nhiều người phát biểu, nhiều báo cáo khoa học được trình bày và thậm chí đã phát hành loại tem kỉ niệm.

Và cũng trong buổi lễ kỉ niệm đó đã diễn ra những chuyện tức cười. Nhà họa sĩ phác thảo mẫu tem đã quyết định trình bày trên con tem phát minh của Moissan. Thế nhưng trên con tem, họa sĩ đã trình bày không phải là phương trình phản ứng phân hủy điện hóa flohidric tinh khiết để tạo khí flo tự do do Moissan tìm ra mà là phương trình của phản ứng ngược lại với nó. Hóa ra là người ta đã kỉ niệm nhà hóa học xuất chúng người Pháp đã phát minh ra sự tương tác giữa flo và hidro.

M.Gutlitski, báo cáo viên người Mỹ, đã gây ra một chuyện tức cười khác. Ông đã chứng minh rằng khí flo được tìm thấy không phải vào năm 1886 mà là vào năm 1881. Người phát minh ra nó không phải là Moissan mà là Bohuslay Brauner, nhà hóa học Tiệp Khắc. Brauner đã xác định được rằng khi đốt nóng CeF4 (do ông tìm ra dưới dạng đihiđrat) sẽ tạo ra hơi nước, HF và một chất khí khác có mùi hăng…

Theo M.Gutlitski, cùng với một số thí nghiệm khác. Brauner đã chứng minh được rằng hỗn hợp khí đó có bao hàm khí flo tự do, sau khi công bố các kết quả thí nghiệm của mình trên các tạp chí hóa học có uy tín nhất. Quả thật, Brauner cũng có dè dặt khi tuyên bố rằng mình đã phát minh nguyên tố thứ 9. Báo cáo viên đã đưa ra một câu hỏi: Phải chăng đó là cơ sở để phủ nhận quyền ưu tiên của Brauner.

Không nên nghĩ rằng sau bản báo cáo đó, những người tổ chức buổi lễ đã nản chí và tuyên bố giải tán hội nghị. Ở phòng bên, cạnh phòng họp có bán một tuyển tập “Kỉ niệm 100 năm đầu tiên ngày tìm ra khí flo”. Trong tuyển tập đã nói rõ: Sự thận trọng của Brauner là đúng. Sau ông, nhiều người đã lặp lại thí nghiệm trên nhưng không ai tìm ra được khí flo tự do trong hỗn hợp được tạo nên.

CÂU CHUYỆN THỨ 4
“MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN” TRONG HÓA HỌC

Máy tính điện tử có khả năng làm được rất nhiều việc và vai trò của máy tính điện tử trong thời đại này không ai là không công nhận. Toàn bộ việc làm của con người là biết giao phó chương trình hoạt động cho máy tính điện tử. Với sự giúp đỡ của máy tính điện tử các nhà nghiên cứu biết được mọi điều về vô số quá trình hóa học phức tạp trước khi đưa chúng vào trong thực tiễn.



Nhưng các nhà hóa học đã có trong tay một “máy tính điện tử” khá khác thường mà nó được phát minh ra vào khoảng 100 năm trước khi thuật ngữ máy tính điện tử xuất hiện trong ngôn ngữ thế giới.



Bộ máy đặc biệt này chính là hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.



Hệ thống tuần hoàn – máy tính điện tử này – tạo nên khả năng tiên đoán sự tồn tại của các nguyên tố chưa biết, chưa được khám phá ngay cả ở trong phòng thí nghiệm. Và không chỉ tiên đoán mà còn mô tả tính chất của chúng.



Máy tính điện tử này cho biết đó là kim loại hay phi kim, nặng như chì hay nhẹ như natri… và nên tìm kiếm những nguyên tố bí mật trong các loại khoáng sản nào của trái đất.



Máy tính điện tử này – sản phẩm vĩ đại mà Mendeleyev là người sáng chế - đưa hóa học tiến thật xa.
CÂU CHUYỆN THỨ 5
MỘT CHUYỆN TÌNH – CẢM ĐỘNG NHƯNG…

Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemolobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta?



Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng… sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.



Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi… nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới… 3g!



Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.
CÂU CHUYỆN THỨ 6
HÀ HÓA HỌC NGHIÊN CỨU

Nguyên tố hóa học ở vỏ trái đất:

· Nhiều nhất: O=50% ; Si=26% ; Al=7,4% ; Fe=4,7% ; Ca=3,3% ; Na=2,4% ; K=2,35% ; Mg=1,9% ; H=1% ; Ti=0,6%.

· Ít nhất: Tổng lượng poloni: 9600t ; actini 26000t ; radon<260t ; atatin 69mg!



Lượng hóa chất có trong cơ thể một người nặng trung bình 65kg:

- Lượng nước đủ để giặt một áo sơ mi.

- Lượng sắt đủ để làm một chiếc đinh 5 phân.

- Lượng đường đủ làm nửa chiếc bánh bột nhỏ.

- Lượng mỡ đủ nấu được bảy bánh xà phòng.

- Lượng photpho sản xuất được 2.200 đầu que diêm.

- Lượng lưu huỳnh đủ giết chết một con bọ chét.

- Lượng vôi trong xương đủ để trộn vữa xây một chiếc chuồng gà nhỏ.



Vậy tính giá thành các hóa chất vi lượng thêm nữa vào, một người chỉ đáng giá vẻn vẹn… 3 đô la!



Giáo sư G.Morovic trường đại học Yale cho rằng giá các chất trong cơ thể ở dạng hợp chất là:

- 1g hemoglobin: 3 đô la.

- 1g insulin: 45 đô la.

- 1g homon cmon; joliculin: 45000 đô la.

- 1g prolactin: 1700000 đô la.



Và Giáo sư Morovic cho rằng để tổng hợp nên một con người, ít nhất là 1 tỉ đô la! Đầu tư ấy quả là không có lợi mặc dù như vậy là biết con người có giá trị lắm chứ. Cho nên… nhờ “cỗ máy thiên nhiên” là tốt nhất.
CÂU CHUYỆN THỨ 7
NHÀ HÓA HỌC THƯỜNG SỐNG LÂU

Nhà hóa học thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc đôi khi phải đứng hàng ngày để theo dõi một phản ứng hóa học… nên luôn phải có sức khỏe tốt?



Những bảng thống kê cho thấy tuổi thọ các nhà hóa học cao hơn tuổi thọ trung bình.

- Thế kỷ XVIII trong khi tuổi thọ trung bình của người Châu Âu là 30 thì các nhà hóa học là… 72.

- Thế kỷ XIX, khi tuổi thọ trung bình cũng của người Châu Âu là 45 thì của các nhà hóa học là… 75.

- Nhà hóa học người Pháp Chevreul – người tổng hợp chất béo đầu tiên sống tới 103 tuổi.

- Roger Adams – nhà hóa học Mỹ thọ xấp xỉ 100 tuổi….

CÂU CHUYỆN THỨ 8

NHÀ HÓA HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHÁC

· Langmuir – người đề xuất lý thuyết hấp thụ hiện đại gắn cả cuộc đời với môn leo núi và trượt băng.

· Seaborg – người phát minh và nghiên cứu hàng loạt nguyên tố mới họ siêu uran là cầu thủ hockey kiệt xuất.

· Nhà hóa học cao phân tử hàng đầu Ziegler say mê sưu tầm và nuôi cá vàng. Đồng nghiệp nổi tiếng của ông là Cargin là người câu cá thiện nghệ và sưu tầm tem lớn.

· Chuyên gia hàng đầu về khí hiếm Aston lại là một nhà biểu diễn vionlonxen bậc thầy (đồng thời phát minh ra đồng vị phóng xạ). Cũng như vậy, các nhà hóa học khác như Meyer, Perkin Anbuzov – đều có phản ứng mang tên mình và là những nhạc công vĩ cầm tuyệt vời.

· Ramsay – ông tổ của khí trơ cũng như Carothers – ông tổ của tơ sợi tổng hợp là các ca sĩ lẫy lừng.

· Borodin – nhà hóa học kiêm nhà soạn nhạc Nga lẫy lừng.

· Nhà hóa học đặt nền móng cho hóa lý Ostwald hàng năm đều có triển lãm tranh cá nhân. Còn Kekule – ông tổ của hợp chất thơm lại có khiếu ngoại ngữ và hội họa hiếm có.

· Davy, Vant Hoff nổi tiếng cả về hóa học lẫn các tác phẩm thơ ca, ngôn ngữ. Haber là nhà viết kịch. Lomonosov kiêm cả sử học, ngôn ngữ, họa sĩ. Còn Mendeleyev gắn với nghề đóng vali cổ truyền!

CÂU CHUYỆN THỨ 8
ARCHIMEDES ĐIỀU TRA

Nhà vua Hiero xứ Syracuse (trước CN) đặt thợ kim hoàn làm một chiếc vương miện bằng vàng ròng để ngài đội trong lễ đăng quang. Song ngài nghi ngờ bọn thợ đã ăn bớt số vàng mà ngài đã đưa. Ngài bèn cho mời Archimedes đến.

- Hãy kiểm tra xem chiếc vương miện này có là vàng ròng như vàng trong kho lớn kho bé của ta không? Hay là…”



Archimedes gọi bọn thợ kim hoàn đến và trước nhà vua ông cân chiếc vương miện (khối lượng m (g)), sau đó dìm vào nước để xác định thể tích nước bị nó chiếm chỗ (V(l)). Lấy khối lượng vương miện chia cho thể tích này (m : V = d), ông không thu được kết quả 19,3 tương ứng với khối lượng riêng của vàng trong kho lớn, kho bé của nhà vua mà được một số nhỏ hơn.



Archimedes cười đắc thắng với bọn thợ kim hoàn: “Các ngươi hãy giải thích điều này với đức vua tôn kính đi!”



Và tất nhiên bọn thợ kim hoàn đã bị trừng phạt đích đáng. Ai bảo chúng dám “cuỗm” một phần vàng rồi thay vào đó một thứ kim loại nhẹ hơn!
CÂU CHUYỆN THỨ 9
CHÀNG PHỤ TÁ LÁU LỈNH

Nhà hóa học Đức Tiedman có một cuốn sổ tay mà trong đó ông vừa ghi những số liệu nghiên cứu, những nhận định về vấn đề đang tìm tòi, vừa ghi lại những ý nghĩ đầy sáng tạo lóe lên trong đầu. Ông coi nó là vật bất ly thân đáng quý nhất trên đời và chàng phụ tá giỏi giang của ông cũng biết điều đó.



Một hôm chàng trai ngỏ ý cầu hôn với con gái xinh đẹp của ông. Ông từ chối gay gắt. Thế là cuốn sổ tay không cánh mà bay. Ông bực bội vô cùng và nghĩ mãi… và đoán ra thủ phạm. Con gái yêu hay sổ tay đây?



Sáng hôm sau, nhà hóa học gọi chàng phụ tá đến:

- Này anh bạn, tôi bằng lòng gả con gái cho anh đấy. Nhưng anh phải cố đứng đắn lên, sống cho trung thực. Ví dụ như lấy cuốn sổ tay của tôi thì phải mang trả ngay lập tức!…
HẾT
Về Đầu Trang Go down
https://k50dhsphoa.forumvi.com
 
một số câu chuyện vui về hóa học vui vui khương nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KHƯƠNG VĂN NAM
» Your first subject
» ảnh đẹp mới ra lò nè anh em sới đi
» Chuyến du đấu bóng đá nam của lớp K50 ĐHSP Hóa
» Ebook CNTT:. + Tất Cả Chuyên Ngành

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
K50 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÓA ĐẠI HỌC TÂY BẮC WE ARE ONE :: TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT TỪ XƯA ĐẾN NAY-
Chuyển đến